Bảo lãnh định cư Mỹ diện đoàn tụ

Định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình

Mỗi năm có gần 500.000 người đến Mỹ định cư thông qua con đường đoàn tụ gia đình. Những người này có mối quan hệ thân nhân với người có quốc tịch Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ (người có thẻ xanh).

Định cư Mỹ bằng con đường bảo lãnh gia đình có nhiều diện khác nhau. Mỗi diện có những điều kiện và quy định khác nhau. Thời gian xử lý hồ sơ từng diện cũng khác biệt rất lớn.

Công dân Mỹ hoặc thường trú nhân Mỹ phải mở hồ sơ bảo lãnh cho những người này trước khi họ được phép đặt chân đến nước Mỹ.

Định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình
Định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình (Kích thước lớn)

1 – Định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình: Các diện bảo lãnh trực hệ

Những người được xem có người thân thực tiếp (quan hệ trực hệ) với người bảo lãnh như vợ/chồng của công dân Mỹ, cha mẹ của công dân Mỹ và con trưởng thành chưa kết hôn của công dân Mỹ.

Tình cảm gia đình được xem là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Nhu cầu được sống gần gũi với người thân là nhu cầu chính đáng nên luật pháp Mỹ không quy định giới hạn số lượng như các hình thức bảo lãnh định cư diện đoàn tụ gia đình khác.

1.1 – Diện bảo lãnh người thân trực tiếp: Vợ chồng của công dân Mỹ

Công dân Mỹ được phép bảo lãnh vợ/chồng sang Mỹ định cư. Bảo lãnh diện vợ chồng là con đường nhanh nhất và dễ nhất có quốc tịch Mỹ. Cũng chính vì thế nên dễ phát sinh những hành động gian dối như kết hôn giả với mục đích lấy quốc tịch. Nếu bị phát hiện kết hôn trái luật, người vi phạm sẽ bị bắt buộc phải rời nước Mỹ. Một khi rời khỏi Mỹ họ sẽ không bao giờ có cơ hội quay lại quốc gia này lần nữa.

Để ngăn chặn việc kết hôn giả, luật pháp Mỹ quy định thời gian thử thách hôn nhân 2 năm đầu tiên. Người được bảo lãnh sẽ nhận được thẻ xanh có điều kiện. Sau thời gian thử thách người có thẻ xanh có điều kiện phải nộp đơn xin xoá bỏ điều kiện để đổi sang thẻ xanh vĩnh viễn (thẻ xanh 10 năm).

1.2 – Diện bảo lãnh người thân trực tiếp: Cha mẹ của công dân Mỹ

Công dân Mỹ trên 21 tuổi được quyền bảo lãnh cha mẹ. Diện này được xếp vào mức ưu tiên thứ 2 trong nhóm bảo lãnh diện người thân trực tiếp. Hồ sơ diện bảo lãnh cha mẹ của công dân Mỹ cũng được xử lý nhanh chóng và dễ dàng.

1.3 – Diện bảo lãnh người thân trực tiếp: Con cái dưới 21 tuổi của công dân Mỹ

Công dân Mỹ được quyền bảo lãnh con cái. Người con dưới 21 tuổi chưa kết hôn của công dân Mỹ được xếp vào dạng trực hệ. Giống như 2 diện bảo lãnh trên, diện bảo lãnh này không cần phải có thời gian chờ đợi. Khi người con đó đủ 21 tuổi, hồ sơ này sẽ không được xếp vào dạng bảo lãnh trực hệ mà được chuyển sang dạng ưu tiên thứ 1.

Các trường hợp công dân Mỹ được phép bảo lãnh
Các trường hợp công dân Mỹ được phép bảo lãnh

2 – Định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình khác: Các diện ưu tiên

2.1 – Diện ưu tiên thứ 1: Con chưa kết hôn trên 21 tuổi của công dân Mỹ (F-1)

Khi con của công dân Mỹ đủ 21 tuổi hoặc đã kết hôn ở bất kỳ tuổi nào sẽ không còn được xếp vào diện bảo lãnh trực hệ. Thay vào đó hồ sơ bảo lãnh này sẽ được chuyển sang dạng ưu tiên. Ở diện bảo lãnh này Chính phủ Mỹ giới hạn số lượng người được phép định cư Mỹ hàng năm. Do số người muốn định cư Mỹ rất lớn mà số lượng hồ sơ bị giới hạn nên thời gian chờ xử lý rất lâu – tính bằng năm. Thời gian chờ xử lý hồ sơ diện này hiện tại 7,2 năm (Xem chi tiết “Lịch chiếu khán visa di dân Mỹ năm 2019“).

2.2 – Diện ưu tiên thứ 2: Vợ và con của thường trú nhân Mỹ

2.2.a – Vợ và con vị thành niên (dưới 21 tuổi) của thường trú nhân Mỹ (F-2A)

Người có thẻ xanh Mỹ có thể bảo lãnh vợ và con chưa thành niên sang Mỹ. Tuy nhiên diện này hồ sơ xử lý không nhanh như diện công dân Mỹ bảo lãnh vợ hoặc con vị thành niên. Thời gian chờ diện này từ 2 năm. Luật pháp Mỹ không cho phép người vợ/chồng đến Mỹ và sinh sống với chồng/vợ cho đến khi đủ điều kiện định cư. Luật pháp Mỹ cũng không cho phép người phối ngẫu có đơn xin thị thực được chấp thuận và người này có thế đang sống ở Mỹ được tiếp tục ở lại Mỹ cho đến khi anh ta hoặc cô ta đủ điều kiện định cư.

2.2.b – Con chưa kết hôn (từ 21 tuổi trở lên) của thường trú nhân Mỹ (F-2B)

Thường trú nhân Mỹ có thể bảo lãnh con chưa kết hôn đủ 21 tuổi. Thời gian chờ xử lý hồ sơ diện này từ 6,3 năm.

2.3 – Diện ưu tiên thứ 3: Con đã kết hôn của công dân Mỹ (F-3)

Con trưởng thành của công dân Mỹ đã kết hôn là diện ưu tiên thứ 3. Thời gian chờ xử lý hồ sơ diện này hiện tại 12.3 năm. Con đã kết hôn của thường trú nhân không được mở hồ sơ bảo lãnh, họ phải chờ đến khi cha mẹ trở thành công dân Mỹ.

2.4 – Diện ưu tiên thứ 4: Anh chị em của công dân Mỹ (F-4)

Công dân Mỹ được phép bảo lãnh anh chị em sang Mỹ. Khi đó công dân này phải đủ 21 tuổi. Thời gian chờ của diện này từ 13 năm (Xem chi tiết “Lịch chiếu khán visa di dân Mỹ năm 2019“). Trong thời gian này người được bảo lãnh được phép chuyển sang một dạng bảo lãnh khác có thời gian chờ đợi ngắn hơn.

Các trường hợp thường trú nhân được phép bảo lãnh
Các trường hợp thường trú nhân được phép bảo lãnh

3 – Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện gia đình đặc biệt

Ngoài các dạng bảo lãnh theo diện người thân trực tiếp và các dạng bảo lãnh người thân theo mức độ ưu tiên trên, luật pháp Mỹ còn cho phép những trường hợp sau đây có thể đủ điều kiện để nhận được thẻ xanh:

  • Vợ/chồng hoặc con cái bị ngược đãi của công dân Mỹ.
  • Người được phép vào Mỹ bằng dạng visa hôn phu hôn thê.
  • Được cấp loại visa sống chung tạm thời trong khi chờ xét visa định cư.
  • Góa phụ của công dân Mỹ.
  • Sinh ra trong một nhà ngoại giao nước ngoài tại Mỹ.

Tóm lại, bài viết này chúng tôi liệt kê đầy đủ các dạng bảo lãnh định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Trong đó hình thức bảo lãnh người thân trực tiếp của công dân Mỹ không bị giới hạn về số lượng và thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hơn. Các dạng ưu tiên khác thời gian xét duyệt hồ sơ dựa vào số lượng và thời gian chờ có thể tính bằng năm.

Rate this post

    Zalo Green Visa

    Tư vấn ngay? Gọi Ms Jane

    +84902062626

    08h00 - 20h00 hàng ngày (GMT+7)

    Zalo Green Visa

    Ngoài giờ hotline trên, Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới hoặc nhắn tin qua FB Messenger, chúng tôi sẽ trả lời vào ngày làm việc kế tiếp.

    Similar Posts

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments