Bảo lãnh con phụ thuộc

Diện bảo lãnh Mỹ nào được mang con theo?

Công dân hoặc thường trú nhân trú nhân Mỹ có thể bảo lãnh người thân từ Việt Nam sang Mỹ sinh sống.

Tùy thuộc vào diện hồ sơ, người thân không chỉ đi một mình mà còn có thể mang vợ, hoặc con đi theo.

Người con trong trường hợp này được gọi là đương đơn phụ hay derivative beneficiary trong tiếng Anh.

Định nghĩa “đương đơn phụ” theo Luật Di trú Mỹ?

Hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ xuất hiện những đối tượng sau đây:

1. Phía Mỹ:

  • Người bảo lãnh, sponsor, là người đứng đơn bảo lãnh thân nhân Việt Nam.

2. Phía Việt Nam:

  • Đương đơn chính, principal beneficiary, là người thay mặt đứng đơn bảo lãnh.
  • Đương đơn phụ, derivative beneficiary, là người không trực tiếp đứng đơn nhưng có thể đi cùng với đương đơn chính dựa trên mối quan hệ vợ chồng hoặc cha mẹ – con cái.

Trong hồ bảo lãnh đi Mỹ đương đơn phụ có thể có hoặc không. Đương đơn phụ chỉ có thể đi cùng hoặc đi sau đương đơn chính ở lần đầu tiên nhập cảnh Mỹ.

Ví dụ: Bà Jenny Nguyễn quốc tịch Mỹ bảo lãnh em gái Nguyễn Thị Hồng ở Tp.HCM. Chị Hồng có chồng là Lê Văn Quốc, và 2 con là Lê Quỳnh Hoa 20 tuổi và Lê Quốc Hưng 18 tuổi.

  • Người bảo lãnh: Jenny Nguyễn.
  • Đương đơn chính: Nguyễn Thị Hồng.
  • Đương đơn phụ dựa trên mối quan hệ vợ chồng: Lê Văn Quốc, được đi theo.
  • Đương đơn phụ dựa trên mối quan hệ mẹ con: Lê Quỳnh Hoa, Lê Quốc Hưng, được đi theo nếu thỏa mãn cùng lúc 2 điều kiện:
    • Độc thân: Có nghĩa là chưa từng đăng ký kết hôn.
    • Dưới 21 tuổi: Tính theo đạo luật CSPA (Tuổi CSPA là tuổi thật trừ thời gian do USCIS chậm xử lý).

Luật di trú Mỹ không sử dụng khái niệm con phụ thuộc (dependent) như luật Di trú Canada, Úc mà sử dụng đương đơn phụ (derivative beneficiary).

Trẻ em được đi theo cha/mẹ cùng lúc phải thỏa mãn 2 điều kiện độc thân và dưới 21 tuổi (tuổi CSPA).

Diện hồ sơ nào đương đơn phụ được đi theo?

Đương đơn phụ dựa trên mối quan hệ cha mẹ – con cái của những diện hồ sơ sau đây sẽ được đi theo đương đơn chính:

  • Diện CR1/ IR1 (Vợ/chồng của công dân Mỹ): Là con riêng của CR1/IR1, độc thân, dưới 21 tuổi, mẹ và cha dượng kết hôn trước khi người con riêng này đủ 18 tuổi. Con chung làm CRBA.
  • Diện K1 (Hôn thê của công dân Mỹ): Là con chung hoặc con riêng của K1.
  • Diện F1 (Công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân): Là con của đương đơn chính F1 *.
  • Diện F2A (Thường trú nhân Mỹ bảo lãnh vợ): Là con của đương đơn chính F2A.
  • Diện F2B (Thường trú nhân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi): Là con của đương đơn chính F2B *.
  • Diện F3 (Công dân Mỹ bảo lãnh con đã lập gia đình): Là con của đương đơn chính F3.
  • Diện F4 (Công dân Mỹ bảo lãnh anh chị em): Là con của đương đơn chính F4.

* Con của F1, hoặc F2B là con ngoài giá thú, hoặc con trong hôn nhân nhưng bố mẹ ly dị trước khi mở hồ sơ bảo lãnh.

Diện hồ sơ nào con phụ thuộc không được đi theo?

  • Diện IR5 (Công dân Mỹ bảo lãnh cha mẹ): Con của đương đơn trong diện bảo lãnh cha mẹ sẽ không được đi theo.

Vốn dĩ mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người con của đương đơn ở đây là mối quan hệ anh chị em.

Anh chị em phía Mỹ muốn bảo lãnh người này phải mở hồ sơ diện F4. Tuy nhiên vì thời gian chờ đợi theo diện F4 rất lâu (13 – 14 năm) nên có thể đi đường vòng bằng cách bảo lãnh cha mẹ trước, sau đó cha mẹ bảo lãnh lại con bằng diện F2A hoặc F2B.

Con của đương đơn phụ có được ăn theo cha/mẹ?

Đương đơn phụ của hồ sơ định cư được chấp thuận không thể truyền cho người khác trình trạng định cư mà bản thân họ nhận được từ đương đơn chính.

A derivative beneficiary of an approved immigrant visa petition cannot bestow upon someone else the immigration status they, themselves, have derived from the principal beneficiary

9 FAM 502.2-3(C)  Derivative Status for Spouse and Children (Family Preference Classification)

Điều này cũng đồng nghĩa với việc đương đơn phụ dựa trên mối quan hệ cha mẹ – con cái có con thì người con này sẽ không được ăn theo cha/mẹ.

Trở lại ví dụ ban đầu, chúng ta giả sử Lê Quỳnh Hoa chưa kết hôn nhưng có con 6 tháng tuổi. Vậy cháu 6 tháng tuổi này có được “ăn theo” mẹ không? Câu trả lời: Không!

Luật di trú Mỹ quy định chặt chẽ việc công dân hay thường trú nhân bảo lãnh, người được bảo lãnh trên hay dước 21 tuổi, đã kết hôn hay chưa. Tuy nhiên nếu biết cách sử dụng khéo léo sẽ giúp rút ngắn thời gian đạt được mục đích cuối cùng: Đoàn tụ trên đất Mỹ.

Trên đây là những quy định về trường hợp người con đi theo cha/mẹ trong hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ. Nếu quý vị còn cảm thấy chưa thỏa mãn, hãy nhấc điện thoại lên gọi vào số hotline của chúng tôi để được tư vấn thêm. Hẹn gặp lại quý vị ở bài viết khác!

    Quý vị cần tư vấn định cư? Điền thông tin bên dưới, yêu cầu của Quý vị sẽ được xem xét và phản hồi nhanh chóng.

    Zalo Green Visa

    Tư vấn ngay? Gọi hotline

    +84902062626

    08h00 - 22h00 hằng ngày

    Zalo Green Visa

    Similar Posts

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments