Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Điều kiện mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đến Mỹ

Theo luật di trú Mỹ, điều kiện để bạn có thể mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đến Mỹ bao gồm:

  • Bạn phải là một công dân Hoa Kỳ (người có quốc tịch Mỹ) hoặc bạn là một thường trú nhân của Mỹ (Người có thẻ xanh Mỹ).
  • Người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải gặp nhau ít nhất là 1 lần trong vòng 2 năm.

Luật di trú mới về mở hồ sơ bảo lãnh vợ chồng

Các viên chức Sở di trú Mỹ (USCIS) có quyền từ chối ngay tất cả đơn bảo lãnh vợ chồng nếu người bảo lãnh không nộp đủ các bằng chứng yêu cầu hoặc các bằng chứng không đủ thuyết phục.

Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ đã đưa ra một thông báo mới về chính sách nhằm định hướng cho các viên chức Sở di trú Mỹ trong việc xét duyệt hồ sơ nhập tịch và di trú. Theo đó, các viên chức có quyền từ chối ngay tất cả đơn xin xét duyệt nếu bộ đơn không nộp đủ các bằng chứng yêu cầu hoặc các bằng chứng không đủ thuyết phục, mà không cần phải cấp ra yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng giải trình Request for Evidence (RFE) hoặc thông báo hồ sơ có khả năng bị từ chối Notice of Intent to Deny (NOID).

Theo lời của giám đốc Sở Di trú Hoa Kỳ USCIS  L. Francis Cissna “Hệ thống quản lý nhập tịch và di trú của chúng tôi đã bị đình trệ vì nhận nhiều hồ sơ khai báo thông tin không rõ ràng, đầy đủ làm chậm trễ tiến trình xử lý hồ sơ cho các đương đơn bao gồm cả những người người nộp đơn đủ tiêu chuẩn. Thông qua chính sách thay đổi này, USCIS cho phép các viên chức xét duyệt hồ sơ được quyền từ chối những bộ đơn được nộp không hoàn chỉnh hoặc thiếu bằng chứng thuyết phục. Động thái này sẽ giúp hạn chế những đơn xin xét duyệt không đủ tiêu chuẩn, ngăn chặn các hồ sơ giả mạo hoặc không đủ điều kiện, đảm bảo nguồn lực của chúng tôi không bị lãng phí đồng thời cải thiện năng lực xử lý hiệu quả và công bằng của USCIS cho lợi ích nhập cư hợp pháp.”

Trước đây bạn có thể tự làm hồ sơ hoặc nhờ những luật sư không chuyên vì Việc xử lý một hồ sơ diện vợ chồng hay hôn phu dễ dàng khi Sở di trú nếu thấy sai sót hoặc thiếu thì sẽ gửi cho một cái thư gọi là “Request for Evidence” để bổ sung, sửa chữa. Sở Di Trú Mỹ sẽ làm như vậy cho tới khi hồ sơ của bạn đạt yêu cầu mới thôi. Như vậy, bạn có nhiều cơ hội để sửa lỗi cho đến khi hồ sơ của bạn thành công.

Tuy nhiên, Chính sách mới này cho phép các viên chức xét duyệt có quyền từ chối ngay tất cả đơn xin xét duyệt nếu bộ đơn không nộp đủ các bằng chứng yêu cầu hoặc các bằng chứng không đủ thuyết phục, mà không cần phải cấp ra yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng giải trình Request for Evidence (RFE) hoặc thông báo hồ sơ có khả năng bị từ chối Notice of Intent to Deny (NOID). Chính sách mới này bắt đầu có hiệu lực áp dụng từ ngày 11 tháng 09 năm 2018, và sẽ được áp dụng cho tất cả các hồ sơ nộp vào USCIS từ ngày 11 tháng 09 năm 2018.

https://www.greenvisa.vn/uploads/1/0/4/4/104447561/i-m-d-1-orig-orig_orig.jpg
Website Sở Di trú Mỹ

Điều gì sẽ xảy ra với bạn khi hồ sơ bảo lãnh của bạn bị sở di trú Mỹ từ chối hồ sơ bảo lãnh vợ chồng theo chính sách này:

  • Bạn phải sẽ mất thời gian mở lại hồ sơ mới khi bị từ chối;
  • Phải đóng lại chi phí bảo lãnh.
  • Nếu có thể việc từ chối sẽ khiến hồ sơ của bạn bị Sở di trú Mỹ USCIS lưu ý, điều này có thể khiến hồ sơ bạn sẽ khó khăn hơn để được Sở di trú Mỹ xét và chấp thuận.
  • Những người đang ở Mỹ theo diện visa không định cư để mở hồ sơ vợ chồng tại Mỹ, nếu hồ sơ bảo lãnh vợ chồng của họ bị từ chối theo quy định mới này. Đồng nghĩa với việc họ phải mở lại hỗ sơ bảo lãnh, điều này sẽ khiến cho người được bảo lãnh đang ở Mỹ bị khép vào tội vi phạm luật di trú Mỹ khi ở Mỹ bằng visa không định cư quá thời hạn cho phép.

Giải pháp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng an toàn cùng Green Visa

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Green Visa cung cấp dịch vụ tư vấn đánh giá để giúp khách hàng có hồ sơ đầy đủ và hoàn thiện theo yêu cầu của chính phủ Mỹ, Không phải để làm giả hay đánh lừa Viên Chức Lãnh Sự Quán. Chúng tôi làm dịch vụ để điểu chỉnh những điểm yếu hay thiếu sót trong hồ sơ, bạn sẽ biết tất cả những điều kiện gì Lãnh Sự Quán yêu cầu để chuẩn bị hồ sơ lấy visa.  Để có thể làm được điều đó, chúng tôi sẽ giúp bạn những gì:

– Đánh giá khả năng lấy visa: chúng tôi có hệ thống đánh giá hồ sơ nghiêm ngạch, chỉ có những hồ sơ nào đáp ứng đủ điều kiện mới được chúng tôi nhận hỗ trợ. Nếu chúng tôi không đồng ý nhận, có nghĩa hồ sơ bạn thật sự tệ, việc lấy visa chỉ là dựa trên may mắn của chính bạn nếu có sự chuẩn bị tốt.

–  Khắc phục, bổ sung toàn diện những điểm yếu của hồ sơ. Nếu bổ sung chưa đủ thuyết phục theo yêu cầu của Lãnh sự Quán, chúng tôi sẽ hỗ trợ phần giải trình.

– Chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của chính phủ Mỹ:  Chi tiết theo thời gian, bằng chứng….

  • Thống kê lại tất cả những đơn và giấy tờ mình nộp cho USCIS hoặc agents (đơn vị đại diện), mỗi thứ 2 bản, một bản cho người được bảo lãnh (beneficiary) và một bản cho người bảo lãnh (petitioner).
  • Điều tra, hỏi kỹ những thành viên trong gia đình xem liệu có trường hợp ông/bà hoặc cha/mẹ bạn đã từng nộp hồ sơ xin nhập cảnh hoặc định cư mà có tên bạn trong hồ sơ đó hay không.
  • Hệ thống hóa thông tin hồ sơ bảo lãnh: giấy tờ và hình ảnh đã, đang và sẽ nộp cho USCIS, Thông tin cá nhân của bản thân và người bảo lãnh, Thông tin gia đình của bản thân và người bảo lãnh., Thông tin về tài chánh, thu nhập và việc làm của bản thân và của người bảo lãnh……
  • Thông tin về hôn ước, đính hôn, hôn nhân, ly dị, xin con nuôi của bản thân và của người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày, tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (dates and places and people involved).
  • Thông tin về mối quan hệ giữa mình và người bảo lãnh (đủ các chi tiết: ngày tháng, nơi chốn, và những ai có liên quan) (Dates, places, and people involved). ​
Rate this post

    Zalo Green Visa

    Tư vấn ngay? Gọi Ms Jane

    +84902062626

    08h00 - 20h00 hàng ngày (GMT+7)

    Zalo Green Visa

    Ngoài giờ hotline trên, Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới hoặc nhắn tin qua FB Messenger, chúng tôi sẽ trả lời vào ngày làm việc kế tiếp.

    Similar Posts

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments