Cách tính tuổi CSPA

Công thức tính tuổi CSPA

Luật Di trú và Nhập tịch Mỹ có điều khoản dành cho những trường hợp trên 21 tuổi vẫn được “ăn theo” đương đơn chính do hồ sơ nộp vào Sở Di trú (USCIS) bị ngâm quá lâu. 

Nếu bạn hoặc gia đình có người rơi vào trường hợp này có thể tìm hiểu về cách tính tuổi CSPA, thời điểm khóa tuổi để có căn cứ làm khiếu nại.

Nội dung bài này gồm các phần:

  • Đạo luật CSPA là gì?
  • Tuổi CSPA diện nào?
  • Công thức tính tuổi CSPA

Đạo luật CSPA là gì?

Đạo luật bảo vệ trình trạng trẻ em (Child Status Protection Act, viết tắt CSPA) là đạo luật cho phép những thành viên đi theo quá 21 tuổi được trừ đi thời gian do hồ sơ bị chậm xử lý tại Sở Di Trú (USCIS). 

Vì trừ đi thời gian chậm xử lý nên tuổi CSPA vẫn nhỏ hơn 21 tuổi tại thời điểm visa đáo hạn dù tuổi thực tế của người này lớn hơn 21.

Dựa vào công thức tính tuổi CSPA, thời gian xử lý hồ sơ tại Sở Di trú lâu thì trẻ đi cùng càng được khấu trừ nhiều. Không phải cái gì chậm cũng xấu. Chậm như trường hợp này thì càng tốt!

Tuổi CSPA thường xảy ra ở diện bảo lãnh nào?

Người được bảo lãnh phía Việt Nam ngoài bản thân còn có con “ăn theo”. Những người con “ăn theo” phải là con độc thân dưới 21 tuổi.

Luật Di trú Mỹ định nghĩa “con” là người độc thân và dưới 21 tuổi. Nếu “con” kết hôn sẽ mất trình trạng “con độc thân dưới 21 tuổi” và không được đi cùng đương đơn chính.

Những người con giữ trình trạng độc thân mà tuổi thực quá 21 vào ngày hồ sơ bảo lãnh đáo hạn visa vẫn có thể được đi cùng nếu tính tuổi CSPA nhỏ hơn 21.

Tuổi CSPA được áp dụng cho tất cả trường hợp “con” đi theo đương đơn chính. Trong đó các diện sau đây thường xuất hiện trình trạng tính tuổi CSPA:

  • Con đi theo của diện F3 (Con đã lập gia đình của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F3.
  • Con đi theo của diện F4 (Anh chị em của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu gọi người bảo lãnh bằng cô, chú, bác, dì. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F4.
  • Con đi theo của diện F2A (Con độc thân của thường trú nhân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F2A.
  • Con đi theo của diện F1 (Con độc thân của công dân Mỹ). Con đi theo là cháu nội hoặc cháu ngoại của người bảo lãnh. Tham khảo công thức tính tuổi CSPA ở dưới để hiểu cách tính tuổi CSPA diện F1.

Luật CSPA không áp dụng cho các trường hợp con đi theo của K1, K3 (diện K2, K4). Vì diện K không nằm trong diện visa định cư, điền đơn I-130 như các diện bảo lãnh khác.

Công thức tính tuổi CSPA

Tuổi CSPA được tính bằng cách lấy tuổi tại thời điểm visa đáo hạn trừ đi thời gian chờ đợi Sở Di trú (USCIS) xét duyệt. Công thức tính tuổi CSPA:

Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn (1) – Thời gian chờ đợi chấp thuận (2) = Tuổi CSPA

Ví dụ: Bây giờ bạn 21 tuổi và 4 tháng, hồ sơ của bạn xử lý ở Sở Di trú mất 6 tháng. Tuổi CSPA: 21 năm và 4 tháng – 6 tháng = 20 năm 10 tháng.

Trong đó:

(1) Tuổi tại thời điểm visa đáo hạn. Tuổi vào ngày đầu tiên (ngày 01) của tháng lịch visa đáo hạn được áp dụng. 

(2) Thời gian chờ đợi chấp thuận. Thời gian chờ đợi chấp thuận là thời gian giữa ngày đơn bảo lãnh được chấp thuậnngày USCIS nhận được đơn bảo lãnh. Thời gian chờ đợi chấp thuận được tính theo công thức sau:

Ngày chấp thuận – Ngày nộp hồ sơ = Thời gian chờ đợi chấp thuận

Ví dụ: Mẹ của bạn nộp hồ sơ vào ngày 01/02/2016. USCIS chấp thuận ngày 01/08/2016. Thời gian chờ đợi chấp thuận: 01/08/2016 – 01/02/2016 = 6 tháng

Thời điểm khóa tuổi CSPA

Tuổi CSPA sẽ được khóa vào ngày đầu tiên (ngày 1) của lịch đáo hạn phỏng vấn cấp visa do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố. Tức là khóa tuổi vào ngày 1 của tháng mà hồ sơ được giải quyết trên bảng A. FINAL ACTION DATES FOR FAMILY-SPONSORED PREFERENCE CASES (bảng này cách gọi của người Việt Nam là Lịch phỏng vấn cấp visa).

Tuổi CSPA sẽ được khóa khi:

  • Lịch phỏng vấn visa (lịch đáo hạn visa, bảng A) vượt qua ngày ưu tiên.
  • Hoàn tất DS-260 trong vòng 1 năm kể từ ngày đáo hạn.

Việc khóa tuổi này không dựa theo ngày hoàn tất hồ sơ (ngày nhận thư complete từ NVC) hoặc ngày phỏng vấn visa (Lãnh sự quán Mỹ).

Ví dụ, lịch visa tháng 9/2020 của diện F4 đến ngày 22/09/2006. Hồ sơ F4 của Nguyễn Văn A có ngày ưu tiên 20/09/2006, như vậy sẽ được khóa tuổi CSPA vào ngày 01/09/2020.

>> Xem thêm: Lịch chiếu khán di trú Mỹ năm 2020

Tổng kết

Trên đây là công thức tính tuổi và hướng dẫn cách tính tuổi khấu trừ theo Đạo luật Bảo vệ Trình trạng Trẻ em CSPA đối với một số diện bảo lãnh như F3, F4, F2A. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng để lại nhận xét dưới bài viết này. Trong trường hợp bạn có người thân cần khiếu nại tuổi CSPA, hãy liên lạc chúng tôi để được hỗ trợ.

Rate this post

    Zalo Green Visa

    Tư vấn ngay? Gọi Ms Jane

    +84902062626

    08h00 - 20h00 hàng ngày (GMT+7)

    Zalo Green Visa

    Ngoài giờ hotline trên, Quý khách vui lòng điền thông tin bên dưới hoặc nhắn tin qua FB Messenger, chúng tôi sẽ trả lời vào ngày làm việc kế tiếp.

    Similar Posts

    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Inline Feedbacks
    View all comments